Friday, 25 November 2011

8 chứng bệnh dân văn phòng hay gặp

1. Hội chứng ống cổ tay có thể do sử dụng chuột máy tính:

Làm việc tại bàn giấy nhiều giờ liền là nguy cơ gây ra triệu chứng RSI (chấn thương do căng thẳng lặp đi lặp lại). Tim Hutchful, chuyên viên trị liệu cột sống làm việc tại Anh khuyến cáo, hành động kéo rê chuột vi tính trên bàn cũng làm gia tăng nguy cơ hội chứng RSI.

Vì thế để tự bảo vệ mình Joanna Lim (chuyên gia trị liệu bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Đa khoa Changi) khuyên, bạn nên điều chỉnh ghế sao cho tay vịn của ghế cao ngang tầm với mặt bàn đễ hỗ trợ tốt cho cánh tay cầm chuột. Cần tránh bẻ gập khủy tay khi sử dụng chuột.

"Đừng để cổ tay của bạn tì vào cạnh bàn vì nó có thể chèn ép các dây thần kinh ở cổ tay (gây ra hội chứng ống cổ tay)" bà Joanna Lim nói.

2. Ghế ngồi không đúng tư thế dẫn đến những vấn đề về xương, khớp:

Joanna Lim cho biết, có đến 60% bệnh nhân mắc các chứng rối loạn cơ, xương, khớp (đau lưng, vai, và cổ) là người làm văn phòng.

"Thủ phạm" chính được xác nhận đó là chiếc ghế làm việc không đúng quy cách. Thiết kế của chiếc ghế sẽ dẫn đến tư thế ngồi sai, làm tăng trọng lượng chịu đựng lên cột sống và cơ bắp của bạn. Về lâu dài sẽ dẫn đến trẹo khớp và chèn ép dây thần kinh cột sống.

Vì thế để hạn chế tác động tiêu cực này, hãy chọn một chiếc ghế sao cho khi ngồi, mông của bạn được thoải mái và có một khoảng trống ở hai bên hông. Ngoài ra ghế cần phải linh hoạt và có phần tựa lưng ở phía sau.

Thêm vào đó bạn gần nhớ nguyên tắc 20-20 khi ngồi làm việc. Tức là cứ 20 phút ngồi liên tục thì đứng lên 20 giây và thực hiện động tác vươn người hoặc lắc lư cơ thể. "20 giây rời khỏi chiếc máy tính cũng giúp bạn giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi đồng thời giúp cơ thể tăng cường lưu thông máu", Alan Hedge, giáo sư tiến sĩ đại học Cornell nói.

3. Ăn uống tại bàn làm việc và nguy cơ phát tán vi khuẩn:

Những người thường xuyên ăn uống ngay trên bàn làm việc hãy lưu ý rằng: các nhà sinh vật học ở Anh đã ghi nhận chính bàn phím của máy vi tính là "hang ổ" lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi và phát triển.

Trên thực tế có rất nhiều nơi làm việc được ghi nhận chứa vi khuẩn cao gấp 5 lần so với bồn cầu, mà nguyên nhân phát tán vi khuẩn chính là từ thức ăn mà con người làm vương vãi tại đó.

"Chỉ cần một miếng thức ăn nhỏ xíu rơi xuống bàn phím chính là nơi lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở", tiến sĩ sinh học Mark Enright, Đại học Lon Don nói.

Vì thế tốt nhất là không nên ăn tại bàn làm việc. Hãy ăn uống ở khu vực sinh hoạt chung. Hãy nhớ rửa sạch tay trước và sau khi sử dụng bàn phím để loại bỏ vi khuẩn mà bạn có thể mang từ bàn phím sang bất kỳ nơi đâu.

4. Kẹp điện thoại giữa đầu và vai để trò chuyện:


Giữ điện thoại giữa đầu và vai để trò chuyện làm tăng nguy cơ chèn ép cột sống, dây thần kinh và thậm chí gây chứng tai biến nhẹ. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Neurology.

Một người Pháp, 43 tuổi từng bị chứng mù tạm thời, ù tai và cấm khẩu sau khi một tiếng đồng hồ kẹp điện thoại giữa đầu và vai để nói chuyện. Bác sĩ cho biết, bệnh nhân này bị vỡ động mạch cổ là nơi dẫn truyền máu đến não và mắt.

Sau vụ này, bác sĩ khoa thần kinh Mathieu Zuber, người trực tiếp chữa trị cho bệnh nhân người Pháp khuyên, mọi người khi nghe điện thoại thì nên bật loa ngoài hoặc chuyển tai khi phải trò chuyện lâu.

5. Mỏi mắt vì nhìn chằm chằm vào màn hình:


Hiện tượng căng thẳng và mỏi mắt (mỏi cơ mắt) không phải chỉ do thị lực kém mà nguyên nhân có thể là do mắt bị khô. Nghiên cứu này được công bố bởi các nhà khoa học Nauy. Họ ghi nhận rằng, khi sử dụng máy vi tính, người ta chớp mắt 10 lần mỗi phút, ít so với khi nói chuyện bình thường. Từ đó khiến cho lớp "phim nước mắt" (có nhiệm vụ giữ ẩm ở mặt trước nhãn cầu) bị bốc hơi nước nhanh. Và khi lớp "phim nước mắt" không khỏe thì tầm nhìn của bạn sẽ giảm và không được sắc nét.

Các nhà nghiên cứu khuyên, cứ mỗi giờ làm việc bạn nên nhắm mắt và nghỉ ngơi 3 phút để phục hồi thị lực. "Và nếu sếp có nghi ngờ bạn ngủ gật thì hãy nói với ông ấy rằng bạn cần nghỉ 3 phút để phục hồi lớp 'phim nước mắt'".

6. Không khí trong phòng làm việc:

Ngoài tác động xấu đến khả năng tập trung làm việc, bầu không khí không sạch trong văn phòng còn gây ra hàng loạt những vấn đề về sức khỏe.

Nghiên cứu của Viện an toàn lao động và sức khỏe quốc gia Mỹ ghi nhận rằng công nhân làm việc trong các văn phòng có máy điều hòa có nguy cơ mắc các vấn đề về hô hấp gấp 2,5 lần so với người làm trong môi trường thông thoáng tự nhiên.

Một câu hỏi đặt ra là làm sao để biết được không khí ở sở làm của bạn tốt hay xấu? Hãy để ý nếu cơ thể mình nếu bạn cảm thấy các triệu chứng sức khỏe tồi tệ vào cuối ngày hoặc suốt tuần làm việc trong môi trường máy điều hòa khép kín thì có thể là do môi trường tại sở làm đang tàn phá hệ miễn dịch trong cơ thể bạn.

Vì thế thỉnh thoảng nên mở cửa sổ phòng làm việc ra để không khí được lưu thông. Còn nếu không có điều kiện thì lâu lâu nên ra ngoài đi lại để hít thở khí tự nhiên (không nên hút thuốc). Hơn việc đi lại cũng giúp tăng khả năng tập trung làm việc của bạn.

7. Quá tải điện từ:

Máy vi tính, điện thoại, máy photocopy, bộ phát sóng wifi và tất cả những thiết bị điện đặt dưới chân sẽ tạo ra lớp điện từ bao vây bạn. Từ đó nhiều người làm văn phòng thường xuyên than phiền rằng họ cảm thấy đau đầu, nhức mỏi và bị kích ứng da, mắt khi làm việc.

Có một cách hạn chế tình trạng này là dùng một thiết bị trung hòa ion trong không khí. Nếu công ty không có điều kiện mua máy trung hòa ion quy mô công nghiệp thì mỗi nhân viên cũng có thê tự trang bị một thiết bị mini cũng với tính năng tương tự mà giá cũng tương đối mềm trên thị trường.

8. Căng thẳng với đồng nghiệp:

Căng thẳng trong công việc thường thấy ở những nhóm đồng nghiệp "ảo" (tức là chỉ giao tiếp với nhau qua email và điện thoại). Một nghiên cứu của công ty máy tính Casio cho thấy, các nhóm nhân viên "ảo" phải bỏ nhiều hơn 4 lần thời gian để xây dựng lòng tin so với những nhóm thường xuyên giao tiếp mặt đối mặt.

Trong một nghiên cứu độc lập của vương quốc Anh còn ghi nhận, năng suất làm việc của những người không có sự tin tưởng lẫn nhau giảm hơn 40%, và chính bản thân họ cũng đối diện với nguy cơ mắc bệnh tim gấp đôi bình thường do căng thẳng với đồng nghiệp.

Vì thế các nhà nghiên cứu khuyên, để công việc được hiệu quả, hãy cố gắng xây dựng lòng tin với đồng nghiệp, có thể bằng một bữa ăn hoặc vài ly rượu nhẹ để nói chuyện với nhau.

- st -

Wednesday, 26 October 2011

@Cách chống Netcut

Netcut sử dụng arp spoofing để giả lập gateway làm cho máy của chúng ta kết nối đến cái gateway giả đó và tất nhiên là ko thể kết nối đc.
Khi bị Netcut ta nên gán lại địa chỉ IP và MAC của gateway.Mở CMD, gõ lệnh "arp -a" để xem IP và MAC của gateway, sau đó gõ "arp -s ip MAC (ip-MAC là những cái mà vừa lấy dc bằng câu lệnh "arp -a" )". Mở notepad gõ "arp -s ip MAC " rồi lưu lại thành file *.bat để dự phòng lần sau bị cut, mở cái file bat đó là ok

Monday, 25 July 2011

Cách tập thở chữa bệnh gan mật

Cách chữa bằng huyệt :
1-Nằm ngửa, cơ thể thư giãn, đường thẳng từ xương ức đến rốn chia làm 8 điểm, tính từ dưới mỏm xương ức là điểm thứ nhất tên huyệt Cưu vĩ, điểm thứ hai là huyệt Cự khuyết, điểm thứ ba là huyệt Thượng quản, điểm thứ tư là huyệt Trung quản, điểm thứ năm là huyệt Kiến lý, điểm thứ sáu là huyệt Hạ quản, điểm thứ bẩy là huyệt Thủy phân, điểm giữa rốn là huyệt Thần khuyết.

Khi trong người cảm thấy mệt mỏi mất sức ăn uống không tiêu, đặt 3 ngón tay đè trên 3 huyệt Thượng quản, Trung quản, Kiến lý.
Muốn cho gan mật hoạt động tốt trở laị bình thường, làm tan xẹp khối u, đặt 3 ngón tay lên Cưu vĩ, Cự khuyết, Thượng quản.
Muốn cho tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn nhanh, đi cầu dễ, đặt 3 ngón tay trên huyệt Kiến lý, Hạ quản, Thủy phân.

Cách tập thở (tĩnh công).

Sau khi chọn huyệt, đặt 3 ngón tay xong, lấy bàn tay kia đè lên 3 ngón tay ấn vào huyệt, dùng hai gối kê bên hai bên hông để đỡ hai cùi chỏ cho thoải mái khi nằm. Bắt đầu tập thở ra nhẹ, đều, dài, lâu, 3 ngón tay ấn nhẹ cho bụng mềm lún xuống theo hơi thở ra. Khi hít vào thì từ từ chậm, nhẹ, lại tiếp tục thở ra cho bụng mềm lún xuống. Mỗi lần tập khoảng 200 hơi thở như thế, một ngày có thể tập nhiều lần, sẽ có những biến đổi như sau là tập đúng :
Nghe tiếng bụng sôi, nghe và cảm nhận có cái gì ở gan chạy xuống bụng dưới , đó là máu, mủ và chất nước độc tích lũy trong gan thoát ra ngoài, đi cầu dễ, phân thối mầu xanh hoăc đen nâu, bụng mềm, gan nhỏ lại, bướu teo dần, sắc mặt bớt vàng hoặc bớt xanh, từ từ da thịt hồng hào.

Tập động công :

Cúi ngửa 2 nhịp, cúi ngửa 4 nhịp, vặn mình hai nhịp, vặn mình 4 nhịp, xem trong DVD bài giảng và tập trong website doducngoc.com
Cuối tuần uống Phan tả diệp để tẩy độc trong gan, có giải thích trong forum trên website doducngoc.org
Kiêng ăn những chất chua, cay, kiêng ăn nhiều thịt sẽ không tiêu, nên ăn cá, rau. Dân gian VN ăn khoai lang nướng đinh, vừa dễ tiêu vừa làm tan bướu. Đặt 3-4 củ khoai lang đỏ, nhỏ, vào trong lò nướng nhỏ, trên khay nhôm của lò, người ta mua chừng 10 cây đinh dài to hơn 10cm, đặt vào khay, rồi xếp khoai lên trên, nướng như bình thường đến khi khoai chín, lột vỏ ra ăn, có mùi thơm ngon đặc biệt.
Ăn khoai nướng đinh dùng để chữa các loại bướu có kết qủa lắm. Người không có bệnh, ăn khoai nướng đinh để ngừa bệnh.

Reflink:http://khicongydaotailieu.blogspot.com/2011/01/cach-tap-tho-chua-benh-gan-mat.html

Thursday, 14 July 2011

@Tài liệu lập trình C/C++

http://www.mediafire.com/?sharekey=954589c2a2940f6c9bf8d6369220dcab6fd892bdcd3ec437b8eada0a1ae8665a#949oqzbnvg1m2,1

Tuesday, 7 June 2011

Fake IP từ A -> Z

Xin lưu ý " các key trong bài viết có thể đã chết... các bạn chịu khó kiếm key khác. "


I/ Đầu tiên ta sẽ tìm hiểu thế nào là sock và proxy nha:
Proxy:
khi ta dùng fake IP qua proxy để vào 1 website, nghĩa là ta thực hiện kết nối đến website qua 1 proxy server:
Your Computer -> Proxy Server -> Website
Có nhiều (30%) website muốn và nhận biết IP của bạn, để làm gì? Để biết bạn ở đâu, là ai, đang làm gì, vì những ký do: bảo mật, quảng cáo, v.v… Nhưng khi bạn kết nối qua 1 proxy server (fake IP) thì website đó sẽ nhận IP của proxy server như là IP của bạn (còn tùy vào độ anonymity của proxy sevr mà bạn kết nối đến là bao nhiêu), tạm thế đã.
Thực sự, bản chất của Proxy là gì, có 2 mục đích:
- Cải thiện tiến trình: giả sử 1 website có lập 1 proxy sever. 1 user X kết nối đến proxy server, request được xem 1 trang abc nào đó (ta gọi là Trang A). Một lát sau, 1 user Y cũng thực hiện một kết nối đến proxy sever và cũng request được xem Trang A. Proxy sever nhận request, phân tích, để tránh quá tải và tiết kiệm thời gian, proxy sever chỉ việc đưa ra Trang A mà user X vừa request. Điều này làm cải thiện qua trình kết nối đồng thời cũng tránh quá tải cho server (đó là lý do tại sao fake IP, ta thấy tốc độ dường như tăng lên). Một proxy server có thể phục vụ hàng nghìn user (nhưng nếu con số user kết nối đến proxy sever là hơn thế thì tốc độ của proxy sever lại giảm đi, đó là những lúc bạn than proxy như rùa).
- Bộ lọc yêu cầu: ngoài ra, proxy sever còn có thể lọc các yêu cầu được gửi tới. Ví dụ: một công ty dùng proxy sever để hạn chế nhân viên truy xuất đến các phần đặc biệt của website, hoặc 1 ví dụ nữa là những trang 3x thường cấm user VN truy cập (ban IP).
Có 3 loại Proxy là: Transparency, Anonymous, Elite dùng nhiều port (cổng kết nối) khác nhau. Ngoài ra, còn có thể chia làm hai loại: support SSL (Secure Sockets Layer: lớp bảo mật) và non-SSL .
Socks:
Nó gần như một tường lửa đơn giản vì nó check những gói dữ liệu (các phiên kết nối, nôm na là ta fake socks ) đến và đi và ẩn đi IP của ứng dụng. Nôm na nó là một dạng Proxy cao cấp. Why? Đơn cử một điều: nó support SSL . Những trang mà có giao dịch thương mại Online thì 90% đều có SSL. Vì thế, khi card, nên dùng socks hơn là proxy.
VPN (Virtual Private Network):
Thật ra, nó cũng k0 khác proxy server là mấy. Nhưng hệ thống mạng này dùng hệ mã hóa và nhiều cơ chế bảo mật khác để đảm bảo chỉ những user đựoc cấp quyền mới có khả năng truy xuất. Một số trang VPN: findnot.com, secure-tunnel.com, v.v…
Ảnh hưởng của proxy/socks đối với tốc độ truy cập:
Theo sự hiểu biết đơn giản của tôi, proxy/socks là sự truy cập thông qua trung gian.
Thông thường khi ta gửi một yêu cầu tới máy chủ nào đó (vd: google.com), gọi là Target PC thì nó sẽ đi qua nhiều trạm (số trạm – tạm gọi là “cửa”) có thể nhiều ít khác nhau tùy thuộc vào Target PC và địa điểm của máy bạn và cuối cùng tới máy chủ đặt website google.com
Nếu ta ở VN truy cập vào server đặt tại VN sẽ nhanh hơn rất nhiều so với server ở nước ngoài mặc dù tốc độ server và đường truyền out của VN thấp hơn, bởi vì nó qua ít “cửa” hơn. Truy cập google.com (máy chủ cực mạnh, đường lineout cực lớn) nhưng chậm hơn so với truy cập echip.com.vn
Nếu qua Proxy thì yêu cầu của ta sẽ qua Proxy PC và Proxy PC gửi yêu cầu của ta tới Target PC
Để đơn giản hóa bạn có thể hình dung như sau: Ta gửi yêu cầu truy cập trực tiếp vào google.com nó đi qua 10 “cửa” chẳng hạn.
Nếu ta dùng Proxy (bỏ qua yếu tố đường truyền và tốc độ PC), có 3 khả năng xảy ra:
- Từ PC của ta tới Proxy PC 5 “cửa”, từ Proxy PC tới Target PC 5 “cửa”. Tổng cộng: 10 “cửa” – Tốc độ truy cập không đổi.
- Từ PC của ta tới Proxy PC 4 “cửa”, từ Proxy PC tới Target PC 4 “cửa”. Tổng cộng: 8 “cửa” – Tốc độ truy cập nhanh hơn.
- Từ PC của ta tới Proxy PC 6 “cửa”, từ Proxy PC tới Target PC 6 “cửa”. Tổng cộng: 12 “cửa” – Tốc độ truy cập chậm hơn.
Tùy thuộc và Proxy PC và Target PC đặt ở đâu, dĩ nhiên là còn phụ thuộc cả tốc độ/đường truyền của Proxy PC mà tốc độ có thể nhanh/chậm khác nhau nhưng thông thường khi fake IP thì tốc độ chậm hơn.
II/ Có bao nhiêu cách fake IP?
Ta có thể dùng hai cách để fake ip:
- Fake ip bằng trình duyệt: nếu ở IE thì làm như sau nhấp vào tool-> Internet options-> Connections-> Lan settings đánh dấu kiểm vào phần use a proxy server for your lan rồi paste con sock hoặc proxy của bạn vào
- Fake ip toàn máy:
Để đảm bảo qua máy bạn hoàn toàn ẩn danh thì bạn sẽ phải fake ip của toàn máy bằng cách dùng tool proxifier (sẽ hướng dẫn ở phần sau).
III/ Cách tìm Sock và fake IP:
1/ Dùng sockchain để tìm và check sock lần 1: (bản mới nhất 3.153)
- Vào Tool -> Proxy manager -> Update list -> Test all
- Bạn đợi cho sockchain check sock, sẽ thấy ngay sock nào còn sống, sock nào die.

- Bạn chọn ra những con sock v5 và xóa tất cả những con còn lại
- Trở lại cửa sổ sockchain, bạn double click vào Test chain -> Bạn chọn tất cả các con sock ở khung bên phải và nhấn nút Add. Các con sock đó sẽ được copy vào khung nhỏ bên trái. Bạn nhấn OK
- Ở màn hình sockchain, bạn nhấn nút save và save lại thành file txt. Như vậy, các con sock mà bạn vừa check đã được “chọn lọc lần 1″


Dowload " SocksChain " http://ceh.vn/Soft/SocksChain.rar


2/ Dùng Charon để check xem sock nào bị listed: (bản mới nhất 0,6)
- Bạn dùng Charon mở file txt vừa rồi và đợi cho nó làm việc một lúc.
- Khi charon ngừng nhập sock, bạn chọn Check Proxies -> Check anonymity of all sock
- Charon sẽ tiến hành check sock lần 2 cho bạn. Sau khi check xong, các thông tin của sock sẽ được charon hiển thị rõ.
- Khi cần xài, bạn chỉ việc chọn con sock đó và nhấn CTRL + C
http://www.project2025.com/Charon.zip
3/ Cách fake ip bằng proxifier: ( bản mới nhất 2.8)
- Bạn nhấp vào Options-> Proxy settings-> Add sau đó paste con sock của bạn vào ô address.
- Tiếp theo là chọn loại proxy là sock5 hay sock4 hoặc https. Việc phân loại proxy các trang web cung cấp proxy đã làm điều đó cho bạn.
http://www.proxifier.com/distr/ProxifierSetup.zip
Code:
CD key:
43Y46-7FCQ8-5U4K9-WT2LD-7AK74
IV/ Cách fake ip bằng pri sock: (bản mới nhất 4.28)
Ưu điểm của phương pháp này là con sock này chỉ một mình bạn sài thôi nên nếu có listed thì cũng là do bạn làm . Cách fake nhanh chóng chỉ khoảng 10s. Tốc độ của sock khá nhanh và không bị die giữa chừng như sock5. Ngoài ra, ta cũng có thể chia sẻ pri sock bằng cách chia sẻ file .tlp tạo ra từ tunnerlier.
Giao diện chương trình như sau:


Điền các thông tin cần thiết về host IP, port, username và password vào. Ví dụ như sau:


Sau đó vào tab services, click vào enable Socks/http proxy forwarding. Điền listen interface (thương là có sẵn là 127.0.0.1 thì không phải điền.) Rồi điền vào listern port, có thể là 1080 hoặc 4697…
Tiếp đến click login. Nếu thành công sẽ có thông báo Intializing SOCKS/HTTP CONNECT proxy on 127.0.0.1:1080 succeed.


Rồi, thu nhỏ cửa sổ lại. (minimized nó sẽ tự động ở thanh đồng hồ.)
Tiếp theo, cứ để như vậy.
Bật chương trình proxifier lên (cũng có thể dùng các chương trình khác để sock toàn bộ máy mà không phải là chương trình này.)
Vào proxy setting >> add. Điền thông tin vào đúng như bạn vừa điền ở tunnerlier:


như vậy là bạn đã có được con sock5 từ pri sock rồi đó.
Host càng khó reg thì con pri của bạn càng xịn thường thì pri xịn nhất là pri blue với đầu ip là 69.
Chú ý: bạn thường nghe thấy là con pri demo và pri SSH thiệt ra sock demo là do người quản trị của host tạo với tài khoảng hạn chế: không có khả mysql, FTP, vân vân để khác hàng dùng thử dịch vụ của mình. Sock demo thông thường thì live lâu hơn sock SSH nhưng không nên dùng sock demo để fake ip cho việc hack và sử dụng credit card
http://dl.bitvise.com/Tunnelier-Inst.exe
Code:
CD key Tunnelier Version 4.19

8CD979A25674C660A1A8F65E623594912A888C684628EDDAF1 C0C850
6F133F97BA92795592AA22016A99C9303D4A4E3E5AACC07F33 7E06DD


Nguồn: http://ceh.vn/@4rum/showthread.php?1170-Fake-Ip-t%E1%BB%AB-A-%C4%91%E1%BA%BFn-Z

Thursday, 14 April 2011

Khái quát về tâm lý học hành vi

Chương I: Khái quát về Tâm lý học hành vi.

I. Lịch sử hình thành.

Vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, hình thành hai xu hướng duy tâm chủ quan và duy tâm khách quan đã tạo nên sự khủng hoảng trong tâm lý học thời kỳ ấy. Trước đòi hỏi của cuộc sống và sự vận động của bản thân khoa học, càng ngày ý đồ tiếp tục phát triển tâm lý học trong khuân khổ của tâm lý học duy tâm càng tỏ rõ sự thất bại.
Chính vì thế, cần thiết tìm ra một con đường mới về nguyên tắc để xây dựng khoa học tâm lý. Dựa trên quan điểm triết học thực chứng của� Comte (1798 - 1857),� chủ trương mọi lập luận phải được xây dựng trên cơ sở những chứng cứ khách quan, quan sát được, những thành tựu của các nhà sinh lý học thần kinh và tâm lý học động vật. J. Watson (1878 – 1958) - một nhà tâm lý học người Mỹ đã hình thành trường phái tâm lý học hành vi� - một khoa học về hành vi. Các nhà nghiên cứu có xu hướng duy vật trong tâm lý học đã đi theo con đường này. Và nhờ có cuộc đấu tranh tích cực của Watson và những nhà hành vi mà hành vi đã trở thành đối tượng chủ yếu và duy nhất của tâm lý học, góp phần xứng đáng xây dựng tâm lý học khách quan.

Tâm lí học hành vi, với những đại biểu xuất sắc là các nhà tâm lí học kiệt xuất: J Watson (1878 – 1958), E.Tolmen (1886 – 1959), E.L.Toocdai (1874 – 1949), B.Ph.Skinnơ (1904 – 1990)… Các nhà tâm lí học theo hướng tiếp cận hành vi phủ nhận việc nghiên cứu ý thứ con người.

II. Sự phân hóa trong Tâm lý học hành vi.

Năm 1913, tập san tâm lý học Mỹ in bài báo của Watson “Tâm lý học dưới con mắt nhà hành vi”, là phần đầu bài giảng của ông tại trường Đại học Colombia năm 1912, sự kiện này được coi như mốc hình thành tâm lý học hành vi. Về sau các quan điểm trình bày trong bài báo còn được ông đưa ra trong một loạt các công trình từ năm 1913 đến 1930.

Sự phát triển tiếp theo của hướng tiếp cận hành vi sau J. Watson đã dẫn đến phân hoá trường phái tâm lí học này thành 3 nhánh:
1. Tâm lí học hành vi bảo thủ, trung thành với các luận điểm ban đầu, có tính cơ giới về hành vi trí tuệ con người của J. Watson (thuyết kích thích – phản ứng: S – R), đại biểu là Skinnơ.
2. Tâm lí học hành vi mới, có ý đồ nghiên cứu cả các yếu tố trung gian của chủ thể trong sơ đồ S – R, yếu đố đó chính là quá trình nhận thức (thuyết S – S), đại biểu là E.Tolmen.
3. Tâm lí học hành vi chủ quan (thuyết “TOTE” – chữ đầu của các từ tiếng Anh. T: Test, O: Operate; T: Test, E: Exit, tức là thuyết thử - thao tác - thử - thoát ra). Đại diện thuyết TOTE là O. Mille, Galanter, Pribram.

Sự khác nhau giữa các thuyết trên tập trung vào 3 điểm sau:
- Thứ nhất: nhân tố phát động 1 hành vi. Thuyết hành vi cổ điển cho rằng các phản ứng bên ngoài là nhân tố phát động hành vi của con người và con vật. Theo TOTE, nhân tố phát động hành vi của con người và con vật là quá trình ở trung ương thần kinh, trí nhớ, tâm thế, sự mong đợi…
- Thứ hai: kết quả học tập. Thuyết (S – R) quan niệm kết quả học tập là kỹ xảo (trật tự nào đó của các cử động). Còn theo thuyết (S – S), kết quả học tập là “các cấu trúc nhận thức” (hay là sự phản ánh một tình huống nào đó).
- Thứ ba: phương pháp ứng xử. Thuyết (S – R) cho rằng phương thức thích ứng là “thử và sai”, còn theo thuyết (S – S), tính chất và thành công của các hành vi phụ thuộc vào cấu trúc của tình huống khách quan quy định. Vì vậy, tổ chức (cấu trúc) tình huống quy định sự hoạt hoá của cá thể, nó quy định sự nắm bắt các quan hệ bản chất của tình huống. Ngược lại, thuyết TOTE, đề cao hình ảnh, kế hoạch của các phản ứng. Nói các khác, theo TOTE, những kinh nghiệm, tri thức đã có về hành vi, sự chỉ dẫn quá trình tiến hành hành vi đó sẽ quy định chất lượng của hành vi ứng xử.
------------------------------
Chương II: Tâm lý học hành vi cổ điển.

I. Những cương lĩnh đầu tiên của thuyết hành vi.

Những cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa hành vi do Watson xây dựng lên, sau đây là nội dung cụ thể của những cương lĩnh ấy:
1. Tâm lý học hành vi tuyên bố không quan tâm đến việc mô tả, giảng giải các trạng thái tâm lý của ý thức mà chỉ quan tâm đến hành vi của tồn tại người, đối tượng của tâm lý học hành vi là hành vi con người. Hành vi được xem là tổ hợp các� phản ứng của cơ thể trước các kích thích của môi trường bên ngoài.
2. Theo Watson có 4 loại hành vi: hành vi bên ngoài, hành vi bên trong, hành vi tự động minh nhiên và hành vi tự động mặc nhiên. Theo ông, mọi việc con người làm kể cả suy nghĩ đều thuộc một trong bốn loại hành vi này. Nghiên cứu dùng các phương pháp khoa học khách quan, sử dụng phương pháp ghi chép các sự kiện kiểm soát được về quá trình cơ thể, thích nghi với môi trường.
3. Trong tâm lý học hành vi cổ điển, hành vi của động vật và người bị giản đơn hóa thành những cử động cơ thể. Nhờ những cử động đó với tính cách là “một cơ quan biết phản ứng” hay “một hệ thống vật lý” thích nghi với môi trường để đảm bảo sự sống còn. Quan sát cũng như giảng giải hành vi đều phải tuân theo công thức S - R.� Trong đó S là kích thích, R là phản ứng. Kích thích có thể là một tình huống tổng quát của môi trường hay một điều kiện bên trong nào đó của sinh vật, phản ứng là bất cứ cái gì mà sinh vật làm và nó bao gồm rất nhiều thứ.
4. Với công thức S - R, Watson đã đặt cho thuyết hành vi mục đích cao cả là điều khiển hành vi động vật và con người. Lấy nguyên tắc "thử - sai" làm nguyên tắc khởi thuỷ điều khiển hành vi. Hành vi chỉ là mối liên hệ trực tiếp “cơ thể - môi trường”; theo đó, tâm lý, ý thức chẳng qua chỉ là những hiện tượng thừa. Tâm lý học với tư cách là khoa học về khoa học về hành vi có trách nhiệm vứt bỏ toàn bộ các thuật ngữ của tâm lý học cấu trúc và tâm lý học chức năng như ý thức, trạng thái và quá trình ý thức, lý trí và hình ảnh…

Do lấy hành vi làm đối tượng nghiên cứu và dùng phương pháp khoa học tự nhiên, tâm lý học lần đầu tiên có dáng dấp tâm lý học khách quan.

II. Hành vi và con người.

Nghiên cứu hành vi của con người, điều ấy có nghĩa là đưa cuộc sống của con người trở thành đối tượng của tâm lý học. Chẳng cần phải nói, ai cũng có thể thấy hành vi là cái gì và nó tồn tại trong hiện thực một cách khách quan. Nếu như trong tâm lý học truyền thống chỉ tìm hiểu nội quan thì tâm lý học hành vi lại là một bước tiến đáng kể, nghiên cứu nguồn gốc sinh ra “tâm hồn”, “hồn”, “tâm lý”. Khái niệm hành vi được xây dựng trên nền móng của sự chứng thực có thể quan sát từ phía ngoài.

Tâm lý (của cả người và con vật ) chỉ là các dạng hành vi khác nhau. Hành vi là tập hợp các phản ứng ® của cơ thể đáp lại các kích thích từ môi trường bên ngoài (S). Nhiệm vụ của nhà tâm lí học là mô tả và lượng hoá các hành vi đó, đúng như nó diễn ra trong tình huống xác định. Phương pháp của nhà tâm lí học là quan sát khách quan và thực nghiệm các phản ứng của cơ thể khi có tác nhân kích thích, nhằm mục đích xác định tương quan giữa kích thích và phản ứng.

Chính sự quan sát đó chính là lập trường hiện thực của tâm lý học hành vi và toàn bộ cuộc sống của con người được xem như lịch sử của tính tích cực, từ đó hình thành khái niệm “dòng tính tích cực”. Trong tâm lý học hành vi khái niệm này được ngầm hiểu là “dòng hành vi”, đó là toàn bộ hành vi do các trả lời đơn thuần đối lới các kích thích hợp lại.

Hầu hết các thực nghiệm của trường phái hành vi được thực hiện trên động vật (chuột, chim bồ câu…), sau đó, các kết quả này được ứng dụng trên con người. Cơ sở sinh lí thần kinh được quan tâm trong các thực nghiệm là phản xạ có điều kiện. Cơ chế hình thành các hành vi là sự mò mẫm của chủ thể, theo nguyên tắc “thử và sai” qua nhiều lần, cho tới khi xác lập được các phản ứng phù hợp, luyện tập và củng có nó.

Theo Watson, mọi phản ứng, hành vi được phân loại theo hai tiêu chí: đó là phải ứng tiếp thu hay di truyền; phản ứng bên trong hay phản ứng bên ngoài. Kết quả là trong hành vi được chia ra thành các phản ứng:
- Bên ngoài hay tiếp thu nhìn thấy được (chơi quần vợt, mở cửa…).
- Bên trong và tiếp thu nhưng ở dạng dấu kín (tư duy - mà thuyết hành vi gọi là ngôn ngữ bên ngoài).
- Bên ngoài nhìn thấy được và di truyền (vỗ tay, hắt hơi… cũng như các phản ứng yêu thương, cáu giận…).
- Bên trong dấu kín và di truyền, là phản ứng các tuyến nội tiết. Ông còn phân biệt giữa phản ứng bản năng (đưa tay ra với bắt…) và phản ứng cảm xúc (các kích thích có đặc điểm nội tâm, liên quan đến cơ thể chủ thể).

Theo các nhà tâm lí học hành vi, hành vi trí tuệ (của cả người và động vật) là các phản ứng có hiệu quả mà cá thể (chủ thể) học được, nhằm đáp lại các kích thích của môi trường sống. trong các công trình của J. Watson, hành vi trí tuệ được đồng nhất với ngôn ngữ bên trong. Từ đó, ông chia tư duy thành 3 dạng:
- Thứ nhất, là các thói quen, kỹ xảo ngôn ngữ đơn giản (đọc 1 đoạn thơ hay đoạn văn mà không làm thay đổi trật tự từ).
- Thứ hai: giải quyết các nhiệm vụ tuy không mới, nhưng ít gặp và phải có hành vi ngôn ngữ kèm theo ( nhớ lại một đoạn thơ hay một sự kiện đã thoảng qua trong kí ức).
- Thứ ba: giải quyết các nhiệm vụ mới; buộc cơ thể lâm vào hoàn cảnh phức tạp, đòi hỏi phải giải quyết bằng ngôn ngữ trước khi thực hiện một hành động cụ thể.

Watson phân biệt hành vi người không giống với hành vi động vật:
- Một là: khác biệt hoàn toàn bẩm sinh ở trong lĩnh vực sinh vật của con người.
- Hai là: ngoài thế giới vật thể mà động vật cũng có, con người còn có thế giới từ ngữ, cái có thể thay thế cho thế giới đồ vật tạm thời. Chính vì thế mà thế giới kích thích của con người rộng lớn hơn nhiều. Với Watson, ý nghĩ chẳng qua chỉ là hoạt động của bộ máy ngôn ngữ.
- Thứ ba: đó là con người là “tồn tại xã hội”, vì chỉ trong môi trường xã hội con người mới kích thích lẫn nhau làm ngôn ngữ nảy sinh và phát triển.

Với Watson, chỉ có hành vi của tồn tại con người mới là đối tượng của thuyết hành vi. Đối với nhà hành vi, ý thức là cái gì đó vu vơ, vô ích và nhà hành vi không được công nhận ý thức, đây chính là hạn chết lịch sử lớn nhất của thuyết hành vi. Bời thực chất hành vi là biểu hiện của hoạt động, và do đó nó không tách rời ý thức.

Theo tâm lý học hành vi, tâm lý học lấy hành vi, tức là mọi ứng xử và từ ngữ của con người, cả những cái di truyền lẫn những cái tự tạo làm đối tượng nghiên cứu. Đây chính là việc nghiên cứu con người từ khi bào thai cho đến khi chết. Hành vi được coi là mối liên hệ trực tiếp giữa kích thích và phản ứng đáp lại kích thích ấy. Kích thích thuộc về thế giới tác động, còn hành vi là do cơ thể làm ra. Watson định nghĩa con người là “tồn tại xã hội”, đó là cơ thể làm việc và nói năng phải thích nghi với môi trường xung quanh; từ đó tạo ra một tổ hợp phản ứng phức tạp, tổ hợp lại thành các tập hợp phản ứng, và với các nhà hành vi cổ điển thì các tập hợp ấy được thực hiện chung bởi hệ thống chung của các kỹ xảo. Chính vì thế mà Watson coi con người như là “một cơ thể phản ứng” hay là “một cái máy sinh học nghiêm túc”, “một cái máy hữu cơ nghiêm túc, sẵn sàng hoạt động”, đó là những duy vật máy móc về con người.

Các nhà hành vi chủ nghĩa coi nhẹ tính tích cực của chủ thể, đề cao vai trò của kích thích bên ngoài trong việc tạo ra các phản ứng. Vì vậy, nghiên cứu và điều khiển việc hình thành hành vi trí tuệ (cho cả động vật và con người) được quy về việc nghiên cưu tạo ra môi trường các kích thích, được sắp xếp theo logic cho phép hình thành các phản ứng mong muốn, tức là quá trình “điều kiện hoá hành vi”.
Watson phát biểu: “hãy cho tôi một tá trẻ em khỏe mạnh và bình thường và một ngôi trường chuyên biệt mà ở đó tôi có thể giáo dục chúng, thì tôi bảo đảm bất kỳ một em nào trong đó cũng có thể trở thành bác sĩ, một luật gia, một nghệ sĩ, một cửa hàng trưởng, thậm chí nếu các bạn muốn, một người cục cằn hoặc một tên kẻ cắp không cần kể đến tài năng, xu hướng, chí hướng, nguyện vọng và dòng giống ông cha”. Ông muốn thực hiện một trong những nhiệm vụ hàng đầu của tâm lý học là điều khiển hành vi con người sao cho thỏa mãn nhu cầu của xã hội. Với Watson, “con người được xây dựng nên, chứ không phải tự sinh ra”. “Nhân cách là sự sáng tạo của con người, chứ không phải là so trời phú cho”. Ngôn ngữ và tư duy chỉ là các dạng kỹ năng, cơ sở của kỹ năng là những cở động giản đơn hay còn gọi là bẩm sinh. Kỹ xảo được giữ gìn trong trí nhớ.
---------------------------------------
Chương III: Chủ nghĩa hành vi mới.


I. Lịch sử xuất hiện.

Vào ngay những năm đầu của thập kỷ thứ ba thế kỷ XX đã bắt đầu xuất hiện khủng hoảng tâm lý học kiểu Watson.

Các đại biểu xây dựng lên thuyết hành vi mới là E.Tolman (1886-1959), K.Hull (1884-1952). Thuyết hành vi mới ở chỗ, trong công thức S-R truyền thống, những nhà hành vi mới đưa thêm vào các biến số trung gian làm khâu gián tiếp dẫn đến các kích thích và phản ứng.

Theo chủ nghĩa hành vi mới, năm 1922, trong “Công thức mới của thuyết hành vi” đã cho rằng “tâm lý học hành vi S-R” thuần túy của Watson chỉ là sinh lý học về hành vi, vì thế đã đề ra “thuyết hành vi không sinh lý học” và gọi nó là “thuyết hành vi mới”. Năm 1929, báo cáo “giải thích phản xạ có điều kiện theo chức năng” của Hull đưa ra đã tạo thêm điều kiện thúc đẩy thuyết hành vi mới phát triển.

Theo chủ nghĩa hành vi mới, các biến số trung gian hiểu theo tinh thần thuyết tạo tác, cụ thể là các kiến tạo lý luận có khả năng xác lập các quy luật chủ yếu của hành vi. Chính nhờ các “kiến tạo lý luận”, “các yếu tố trung gian”, “các biến số can thiệp” và dùng các thuật ngữ của tâm lý học chủ quan mà có thể phân tích một cách khoa học các sự kiện thu thập được và giải thích chúng một các chính xác, nhờ vậy, theo các nhà hành vi mới đã định, có thể đưa thuyết hành vi ra khỏi tình trạng khủng hoảng.

II. Lý thuyết của Tolman.

Theo Tolman, thuyết hành vi cùng lúc có mấy tên gọi: thuyết hành vi tổng thể, thuyết hành vi có ý định, thuyết hành vi tạo tác. Lý thuyết của Tolman là sự hỗn hợp của thuyết hành vi, thuyết Ghestan, thuyết tạo tác, thuyết ý định.

Theo ông, hành vi của cơ thể là tổng hòa chứ không phải là từng trả lời của cơ thể. Các cử động hành vi có cả các sự kiện vật lý và sinh học, cũng như những thuộc tính cá nhân của bản thân. Hành vi là một động tác trọn vẹn có một loạt các thuộc tính: tính định hướng tới mục đích, tính dễ hiểu, tính linh hoạt, tính so sánh. Tolman hình thành học thuyết về “các biến số trung gian” với tư cách là khâu trung gian can thiệp vào sơ đồ S-R. Trong học thuyết này bao gồm toàn bộ thực chất của tâm lý học khách quan và hành vi chủ nghĩa.

Hành vi theo Tolman là các cử động hành vi chứ không phải là những trả lời trực tiếp đối với các kích thích. Hành vi đáp lại bao giờ cũng nhằm tới các khách thể chuyên biệt có lợi cho cơ thể, các khách thể này là mục đích của cơ thể. Tolman gọi khả năng tiếp thu là khả năng định tính chủ ý, ông cho rằng có thể có tính chủ ý mà không có khả năng tiếp thu đi theo. Tính chủ ý là một hiện tượng trong hành vi và là hiện tượng cơ bản hơn khả năng tiếp thu, tính chủ ý dường như là vốn tự có trong bản thân cơ thể. Tolman phủ nhận tiêu chuẩn chủ quan ý định, tính chất chủ quan thể hiện ở chỗ thấy trước cử động cuối cùng. Trong hệ thống của ông, cái gọi là tính tích cực chỉ là tính kiên trì đạt tới mục đích, và tính tích cực này được xem xét trong mối quan hệ nhân quả với khách thể - mục đích.

Ông đưa ra hai loại biến số để làm cái quy định hành vi:
1. Các biến cố xa hay biến số khởi thủy: bao gồm các kích thích từ ngoại giới vào các trạng thái sinh lý ban đầu: Chế độ sử dụng(M); hình loại và dạng thức các kích thích có dự kiến trước cho phù hợp với khách thể - mục đích(G); Các loại hình của những trả lời vận động cần thiết®; Bản chất tổng hòa và số lần thử cần thiết để đạt tới mục đích đúng(∑OBO). Ngoài S, M và G cũng đều là kích thích quy định hành vi.
2. Các biến số thường xuyên bao gồm các biến số trung gian và các biến số can thiệp.
Theo ông, các cử động hành vi bao giờ cũng phải dựa vào ‘những điểm tựa vật thể”. Điều đó có nghĩa là mọi cử động hành vi diễn ra dưới dạng vận động đều sẽ vô nghĩa, nếu như đặt chúng ra ngoài các thuộc tính vật lý của một nơi chốn nào đó. Quá trình phân biệt và quá trình cầm nắm sự vật được xem như là các quá trình hình thành cử động hành vi chờ đợi hay yêu cầu, quá trình này được hình thành do có học tập trước đó. Cả sự chờ đợi lẫn các giả định mà ông quan sát thấy đều dựa vào các vật thể, các vật thể này làm vai trò chỉ dẫn nhằm thỏa mãn nhu cầu cơ thể.

Theo Tolman, hành vi được xem xét trong mối quan hệ nhân quả trực tiếp “thông số độc lập – thông số phụ thuộc”. Điều này phản ánh trong sơ đồ hành vi do dộng vật tạo ra dưới góc độ lựa chọn:

Thông số độc lập – thông số trung gian – thông số phụ thuộc – hành vi

Các thông số này được đưa vào với tư cách là các kiến tạo lý luận để giải thích các sự kiện thấy được bằng quan sát trực tiếp. Hệ thống của Tomal hạn chế ở chỗ, nó hoàn toàn tập trung chú ý vào ý định và nhận thức, và quẳng mất các quá trình thần kinh diễn ra trong não và không do quan sát mà thấy được.
Tolman sinh vật hóa toàn bộ hoạt động của con người, giải thích tất cả các động cơ của hoạt động này bằng các loại nhu cầu khác nhau, và các loại nhu cầu cuối cùng được quy về nhu cầu cơ thể, bản năng. Theo ông, con người có bốn nhu cầu: “cái trung tính”, “cái tôi”, “cái siêu tôi”, “cái tôi mở rộng”.

III. Hệ thống Hull.

Hull đưa các phương pháp diễn dịch – toán học vào tâm lý học hành vi, hệ thống của Hull là hệ thống bao gồm một loạt định đề và hệ quả. Cũng như Tolman, Hull cũng đưa vào các yếu tố trung gian trong sơ đồ S-R truyền thống, ông dùng thao tác để giải thích hành vi; mặt khác, dùng nguyên lý cung phản xạ với tư cách là nguyên lý làm việc của não bộ làm nguyên lý giải thích kinh nghiệm tự tạo trong học tập và kinh nghiệm này nằm trong cơ thể nằm trong hành vi.

Hệ thống của Hull bao gồm những luận điểm cơ bản sau:
1. Hệ thống vẫn giữ nguyên truyền thống của thuyết hành vi cổ điển, nó gạt bỏ thuyết sức sống, thuyết mục đích luận và tất cả các loại lý giải tự biên.
2. Đối tượng vẫn là hành vi, các hiện tượng lớn của hành vi được hiểu là hành vi của một nhóm tế bào thần kinh cơ hay mấu thần kinh, còn kết quả lớn của tính tích cực chung thì nảy sinh khi trả lời các kích lớn tác động vào. Từ đây xuất hiện công thức S-O-R (O là cơ thể)
3. Trong hệ thống của ông, kỹ xảo là yếu tố trung gian giữ kích thích và phản ứng. Kỹ xảo là những tồn tại như là những điều kiện không nhìn thấy trong hệ thống thưấn kinh tựa như các điện tử, proton… trong thế giới vật lý. Vì không nhìn thấy nên các biến số ấy được coi là các kiến tạo logic tương ứng với các thao tác do cơ thể tạo ra trong các điều kiện. Kỹ xảo làm nhẹ gánh cho tư duy, tức là đưa việc giải thích hành vi ra khỏi các kích thích bên ngoài. Theo ông, hệ thần kinh có vai trò quyết định trong đời sống cơ thể, nó giữ cho cơ thể thống nhất giữa mối liên hệ qua lại với môi trường.

Nhưng thuyết của Hull cũng có nhiều điều cần phải nói, trước nhất con người trong thuyết của Hull đã bị sinh vật hóa hoàn toàn; ta không thể xác định mối liên hệ một chiều thật rành mạch giữa tác động bên ngoài và phản ứng bên trong cơ thể. Tác động bên ngoài chỉ được thực hiện thông qua các điều kiện bên trong. Trong học thuyết của Hull, con người hoàn toàn không có chỗ đứng, hành vi con người chỉ là hành vi xã hội, tức là chức năng của một cơ chế tự vệ hay “một máy liên hợp vật lý”.

IV. Thuyết TOTE.

Thuyết hành vi chủ quan - thuyết “TOTE” - chữ đầu của các từ tiếng Anh: T: Test, O: Operate; T: Test, E: Exit, tức là thuyết thử - thao tác - thử - thoát ra. Đại biểu là O.Mille, Galanter, Pribram. Thuyết này là tổng hợp của thuyết hành vi với tâm lý học nội quan, giữ hành vi lại làm đối tượng của tâm lý học. Công thức trên bắt đầu từ sự tác động là cơ thể; hành vi nói chung tuân thủ sự kiểm tra của kế hoạch và biểu tượng, tức là của hoạt động tượng trưng.

Theo thuyết này, bên trong cơ thể là các cơ chế, các quá trình gián tiếp giữa phản ứng với kích thích. Cho rằng, hình ảnh và kế hoạch là hai yếu tố liên kết kích thích với phản ứng. Hình ảnh là tri giác được tích lũy, được tổ chức trong cơ thể về bản thân về thế giới mà cơ thể đang tồn tại trong đó. Còn kế hoạch là quá trình được xây dựng kiểu thứ bậc của cơ thể, có khả năng kiểm tra các trật tự của thao tác. Hình ảnh mang tính chất thông tin, còn kế hoạch đề cập đến các thuật toán của hành vi. Hành vi chỉ là một loạt các cử động, còn con người là một cái máy vi tính phức tạp. Chiến lược của kế hoạch được xây dựng trên các lần thử, tiến hành trong các điều kiện đã được định sẵn. Thử nghiệm là sơ sở của quá trình hành vi trọn vẹn, từ đó mà các thao tác diễn ra một cách chính xác. Như vậy, hệ thống TOTE bao hàm cả tư tưởng liên hệ ngược, vì vậy mỗi một thao tác của cơ thể diễn ra thường xuyên được điều chỉnh bởi kết của của các thử nghiệm khác nhau.

Hành vi chủ quan coi hành vi của con người một cách phi xã hội, quan niệm về con người phi lịch sử - đặc trưng đã làm cho hành vi chủ quan không phát hiện ra thực chất về tâm lý con người và chức năng thực sự của tâm lý trong cuộc sống, trong hoạt động của con người.
-------------------------------------
Chương IV: Thuyết hành vi xã hội và Tâm lý học hành vi
tạo tác của Skinner

Skinner là một đại biểu tiêu biểu nhất của một trong các xu thế của thuyết hành vi cấp tiến. Skinner đổi mới thuyết hành vi cũ của Watson, hình thành thuyết hành vi tạo tác của mình, thực nghiệm trong cái hộp chứ danh đã khiến ông “hành vi hóa” được quan niệm về con người và hành vi người và xã hội. Một phần đó đã tạo nên thuyết hành vi xã hội của Skinner.
Skinner đã hình thành tư tưởng “công nghệ hành vi”, ông đưa ra triết lý “hãy vứt bỏ tự do và nhân phẩm” và nó đã trở thành cơ sở của toàn bộ thuyết hành vi xã hội của ông.

I. Tạo tác.

Skinner vẫn trung thành đi theo chủ nghĩa hành vi cổ điển của Watson, nhưng ông đã có thay đổi đôi chút. Trong hệ thống của skinner, hành vi có một đặc điểm mới và một tên gọi mới là “tạo tác”. Nó có ba dạng: hành vi vô điều kiện, có điều kiện và hành vi tạo tác. Ba loại này có ba cơ sở tương ứng là: bẩm sinh, phản xạ có điều kiện và quá trình điều kiện tạo tác.

Theo “tạo tác”, nhiều trả lời do cơ thể làm ra không phải do một kích thích không điều kiện nào đó gây ra, mà do từ cơ thể phóng ra, đáp ứng những kích thích kiểu đó, Skinner gọi là S. Còn trong trường hợp hành vi tạo tác, thì cơ thể khi vào một hoàn cảnh nào đó sẽ có những tạo tác (cử động) ngẫu nhiên, trong đó cái đúng sẽ được củng cố, và các phản ứng kiểu đó skinner gọi là R và được gọi là hành vi tạo tác. Với loại S, một kích thích này được thay bằng một kích thích khác là ở chỗ tín hiệu hóa, và trong tạo tác cũng thay thế, nhưng không có quá trình tín hiệu hóa, loại kích thích R không chuẩn bị để nhận một kích thích củng cố mà tạo ra kích thích củng cố. Và đây là một ý kiến có ý nghĩa. Và trong luận điểm của Skinner, cơ sở của hành vi có cùng một nguyên tắc hoạt động phản xạ của hệ thần kinh. Từ đây chính thức đưa phản xạ trong thuyết hành vi thành một đơn vị phân tích để nghiên cứu hành vi một cách trực quan.

Theo Skinner, cơ thể con người luôn nằm trong vòng của kích thích củng cố và chỉ có thể. Đây là một cái nhìn tiêu cực hay nói cách khác là mù quáng trong cách nhìn của ông.

Tạo tác là mối liên hệ chức năng giữa các tác động trực tiếp vào cơ thể và các cử động trả lời trực tiếp nhằm tránh những củng cố âm và nhận những củng cố dương.

II. Các luận điểm chính của Skinner.

1. Cơ thể

Cơ thể theo Skinner được hiểu như là cái tạo ra một hành vi tạo tác nào đó tương ứng với một hoàn cảnh nào đó. Với ông, con người và động vật không có một sự khác biệt nào cả như theo thuyết hành vi cổ điển, vì thế mà mang những kết luận thu được ở động vật áp dụng vào con người. Đây là một luận điểm sai lệch hoàn toàn và nó cũng là một trong những nguyên nhân rất lớn đẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa hành vi.
Cơ thể là một con người thực hiện một loại hành vi đồng bộ, trong đó có cả hành vi ngôn ngữ và các loại hành vi khác. Cơ thể vừa đóng vai trò kích thích, vừa là một củng cố. Với ông, quan hệ qua lại giữa người với người chỉ là quan hệ qua lại giữa một cơ thể với một cơ thể khác, và luận điểm này thống trị trong suốt thời kỳ tồn tại của chủ nghĩa hành vi. Và đây là một khuyết điểm nữa của Skinner. Theo ông, con người chỉ là cơ thể cá thể, kẻ mang quá trình hành vi được hình thành nhờ có hoàn cảnh tác động, trong đó có cả môi trường; ông còn phân biệt ra môi trường vật lý và môi trường sinh vật. Skinner đã hành vi hóa tất cả quá trình và thuộc tính tâm lý người, kết quả, con người chỉ là một hệ thống tạo ra được hành vi, hệ thống ấy không có lý tưởng, không có mục đích, không có kế hoạch… Tôi thực sự phê phán ý đồ hành vi hóa ấy, và xã hội cũng đã chứng minh những luận điểm sai lầm của Skinner nói riêng và chủ nghĩa hành vi nói chung.

2. Văn hóa

Khái niệm văn hóa là một trong những khái niệm cơ bản tạo dựng nên thuyết hành vi xã hội của Skinnner. Trong việc hình thành hành vi người, văn hóa có vai trong quyết định. Theo ông, văn hóa không phải là cốt lõi của tri thức, không phải là tổ hợp hay dòng tư tưởng, không phải là chiều hướng suy nghĩ dễ xảy ra nhất, không phải là kết quả của mọi thành tựu hay tư liệu cần thiết cho sự suy nghĩ. Văn hóa - ấy là môi trường xã hội, rồi đến với cá thể nó sẽ quy về hoàn cảnh xã hội, mà đó là một mớ ngẫu nhiên được củng cố mà người này được nhận từ người kia.

Văn hóa nằm ngoài hành vi của cá thể, và cá thể ủng hộ văn hóa bằng thực tiễn của mình, văn hóa bao gồm các hành động của người khác. Hành vi do hoàn cảnh tạo ra, đó là tư tưởng của nền văn hóa, các củng cố xuất hiện trong đó chính là giá trị của văn hóa.

Hành vi tốt, hành vi xấu, đúng hay sai không quy vào lòng tốt hay ác ý, không quy về tính cách tốt hay xấu không quy về những tri thức về cái đúng cái sai. Mà nó được quy về các hoàn cảnh bao gồm một số lớn các củng cố bằng lời nói ngôn ngữ khai quá “tốt”, “xấu”, “đúng”, “sai”. Điều này khiến con người có thể rũ bỏ mọi trách nhiệm về hành vi của mình, đồng thời vứt bỏ mọi quan niệm về đạo đức ra người thực tế. Theo nguyên tắc phản ứng của Skinner, con người trở thành con rối, tất thảy chỉ thực hiện hành vi của môi trưởng mà thôi. Cuộc sống thực chỉ cần các hoàn cảnh như: thực phẩm, nước, các kích thích ngôn ngữ… chứa đựng các củng cố đối với hành vi tạo tác của cá thể. Skinner còn nói, “đấu tranh giai cấp là một con đường con người kiểm tra con người một cách thô bạo”.

3. Công nghệ hành vi.

Trong học thuyết tạo tác của mình, Skinner lập ra mộ loại quy trình “công nghệ hành vi”. Đây là bước cuối cùng trong việc hành vi hóa con người. Quy trình của công nghệ hành vi là do cuộc sống của con người và xã hội quy định. Đây là một lập luận chính xác.

Theo lý thuyết của Skinner, công nghệ hành vi là:
a. Quan niệm con người trước hết là cơ thể cá thể hay một hệ thống vật lý với nghĩa là một hệ thống phức tạp, hệ thống này tiến hành hành vi theo một cách nhất định.
b. Công cụ trung tâm là khái niệm tạo tác.
c. Phân tích chức năng là phương pháp xây dựng và vận hành của công nghệ hành vi. Cái tôi là một chương trình hành vi phù hợp với hoàn cảnh mà “tôi” có. Sơ đồ của nguyên tắc này vẫn là S-R
d. Cơ chế của tất cả các quá trình công nghệ hành vi người nằm trong sự kiểm tra chế độ củng cố.
e. Về mặt đạo đức, công nghệ hành vi mang tính trung lập, tức toàn bộ thực chất của tất cả các hoạt động có thể quan sát thấy ở con người là ở trong củng cố.
f. Trong công nghệ hành vi có sáu loại kiểm soát: kinh tế, giáo dục, đạo đức, nhà nước, tôn giáo và tâm lý liệu pháp.

Tư tưởng điều khiển hành vi đạt đến đỉnh cao trong việc vận vận dụng thuyết hành vi xã hội vào thực tiễn dưới dạng công nghệ hành vi trở thành đoạn kết bi thảm cho thuyết hành vi cấp tiến.
----------------------------------
Chương V: Đánh giá tâm lý học hành vi.

I. Nguyên nhân tan rã của thuyết hành vi.

Thứ nhất, tâm lý học hành vi đã đồng hóa hành vi người và hành vi động vật. Phương pháp tiếp cận chỉ là quan sát được từ bên ngoài làm dữ liệu duy nhất. Bên cạnh đó lại vứt bỏ ý thức ra ngoài phạm vi tâm lý và tác biệt một cách máy móc ý thức ra khỏi hành vi.

Thứ hai, thuyết hành vi đã coi con người như một cơ thể phản ứng, “một cái máy liên hợp vật lý”, họ xóa mọi ranh giới có tính nguyên tắc giữa hành vi con vật và con người. Đây là một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc tan rã của thuyết hành vi.

Với ý đồ phát triển khoa học hành vi trên nền tảng khách quan và tiến bộ đã sụp đổ với việc quan niệm con người chỉ có phản ứng thụ động, và vì vậy phụ thuộc vào các kích thích tác động.

Phương pháp luận của thuyết hành vi không lưu ý nhà nghiên cứu tới mặt đạo đức, luân lý của con người mà chỉ xem xét con người có thích hợp với việc này việc kia hay không, biến con người không còn là người chủ nữa mà thành người thực hiện.

Chủ nghĩa hành vi chỉ để ý đến hành vi chứ không để ý tìm hiểu nguyên nhân, nguồn gốc của các hình thái hành vi ấy. Thuyết này loại trừ hoàn toàn hành vi cấp cao như ý thức, và sự phát triển ý thức.
Trong quá trình xây dựng tâm lý học hành vi, hầu hết các nhà hành vi đều đánh mất phạm trù hành vi, mà chuyển nó thành phạm trù phản ứng. Trong thuyết hành vi không có phạm trù hoạt động mà chỉ có phạm trù phản ứng mà thôi.

Tâm lý học hành vi vẫn không giải quyết được hai vấn đề cơ bản mà trong suốt giai đoạn đó tâm lý học bế tắc:
- Không tìm ra những khác biệt chất lượng giữa động vật và con người.
- Và chính vì thế mà không có cách nghiên cứu ý thức.
Nói chung, tâm lý học hành vi đã không khắc phục được chủ nghĩa nhị nguyên, chủ nghĩa duy linh, chủ nghĩa cơ giới và chủ nghĩa siêu hình đặc trưng trong tâm lý học nội quan như Watson đã từng mong muốn.

II. Những đóng góp của tâm lý học hành vi.

Trong giai đoạn đầu hình thành, tâm lý học hành vi đã mở ra một thời kỳ mới, cứu thoát tâm lý học những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX ra khỏi khủng hoảng.

Đưa ra cho tâm lý học đương đại một con đường mới để nghiên cứu tâm lý học như một khoa học về tâm lý. Và đưa tâm lý học đi theo con đường duy vật biện chứng, góp phần rất lớn trong việc xây dựng tâm lý học khách quan.

Lần đầu tiên trong lịch sử tâm lý, tâm lý học hành vi đưa hành vi con người, đời sống xã hội của con người trở thành đối tượng của tâm lý học. Kiên quyết chông lại những trường phái tâm lý học duy tâm trước đó. Xây dựng một lý thuyết tâm lý học khách quan hoàn toàn mới.

Bên cạnh đó, chủ nghĩa hành vi đã đưa ra nhiều lập luận có giá trị cho việc giáo dục, đào tạo con người. Đưa ra những luận điểm có ý nghĩa trong việc xây dựng tâm lý học xã hội, nghiên cứu hành vi của con người.
Đặc biệt, học thuyết hành vi đã được nghiên cứu và áp dụng rất thành công trong tâm lý học hiện đại khi được chỉnh sửa và kết hợp với những trường phái khác. Đóng góp rất lớn trong tư vấn tâm lý: tiếp cận thân chủ, trị liệu hành vi, trị liệu tâm lý, quản lý nhân sự, điều hành con người, phương pháp giáo dục…Trị liệu hành vi được ứng dụng khá rộng rãi trong trị liệu, tham vấn, đặc biệt với với những người mong muốn thay đổi hành vi không phù hợp. Những trường hợp thường được sử dụng trị liệu hành vi có hiệu quả cao như: rối loạn ám sợ; stress, trẻ em với những rối nhiễu tâm lý, cảm giác tuyệt vọng; rối nhiễu tình dục... Người ta hay sử dụng nó trong những vấn đề liên quan đến lão khoa, nhi khoa, hoá giải stress, điều chỉnh hành vi. Trong một số lĩnh vực khác như kinh doanh quản lý hay giáo dục cũng có thể sử dụng liệu pháp này. Thời gian can thiệp bằng liệu pháp này không dài nhưng có thể đem lại những kết quả mong muốn do vậy nó được ứng dụng rộng rãi.


Link gốc : http://www.tamlyhoc.net/diendan/showthread.php?tid=933